Ngày nay chiếm số đông trong các lớp trung cấp điều dưỡng là nữ giới, do đó hiếm có ai biết rằng trước đây ngành điều dưỡng chỉ có nam theo học. Bởi lúc đó định kiến xã hội quá nặng nề, rất ít phụ nữ được đi học. Một trong bốn người phụ nữ theo học ngành điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam chính là bà Ngô Thị Hai – người đầu tiên gầy dựng nên các thế hệ điều dưỡng nữ ngày nay. Theo nhận xét của tất cả những bác sỹ, điều dưỡng đã từng là đồng nghiệp, từng tiếp xúc và từng là học trò của bà Hai thì bà là một người tận tụy, hết lòng vì công việc. Bà sống rất đơn giản, luôn coi người bệnh là trên hết. Bà cũng là người đã đem nhiều tiến bộ y khoa thế giới về ứng dụng tại Việt Nam.
Bà Ngô Thị Hai sinh năm 1916 ở Bến Tre trong một gia đình nghèo. Tuy nhiên bà may mắn hơn các bạn đồng trang lứa khi có một người cha khá hiểu biết, ông không hối thúc bà chuyện chồng con, không cấm cản việc học hành mà luôn đông viện con cố gắng học tới nơi, tới chốn. Hết lớp đệ tứ (lớp 9) ở Bến Tre, bà hai được cha gửi lên ở nhờ nhà người quen ở Sai Gòn để tiếp tục học.Học cấp III được một thời gian, bà thi tiếng Pháp rồi xin vào học điều dưỡng tại trường Ecole d’infi rmière de la Croix Rouge Française. Ngành điều dưỡng lúc đó gần như chỉ có nam theo học, lại chủ yếu là người Pháp, phụ nữ có đúng bốn người. Năm 1940, ra trường bà cùng ba người bạn học nữ, được nhận về làm cho Bệnh viện (BV) Lalung Bonnaire nay là BV Chợ Rẫy. Lúc đó cả bệnh viện chỉ có 4 bóng hồng duy nhất này.
Năm 1951, ban giám đốc BV chuẩn bị thành lập trường điều dưỡng nữ mang tên Trường Y tá quốc gia Nam Việt và bà hai được cử sang Canada để học chuyên ngành điều dưỡng ngoại – nội khoa để về giảng dạy tại đây. Lúc đấy bà hai có 37 kg nên sang nước bạn, mọi người luôn nghi ngờ bà có vấn đề sức khỏe nên bà quyết tâm học cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bản xứ nên sau một năm, bà tăng thêm 10kg. Khi về nước, bà truyền lại cho học trò cách chế biến món ăn với đủ các nhóm chất, cách tiết chế dinh dưỡng cho người bệnh… mà thời đó vẫn còn rất xa lạ.
Điều quý nhất bà học được từ Canada là cách hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nhiễm chéo trong BV. “Thời đó, điều dưỡng Việt Nam không mang bao tay khi thay băng hay chăm sóc vết thương. Vấn đề vô khuẩn trong BV như bỏ ngỏ. Kềm, kéo, bông gòn… để chung trong một hộp, khi lấy ra mất thời gian và tạo nguy cơ cho vi khuẩn xâm nhập”. Chính bà Hai là người khơi dậy việc gói từng gói dụng cụ riêng lẻ để băng bó vết thương, hạn chế việc người bệnh bị nhiễm trùng.
Kể về cô giáo của mình, người học trò thuộc thế hệ đầu tiên của bà Hai là bà Trịnh Thị Loan kể, ngày đó thế hệ học trò các bà sợ nhất cô Hai ở môn chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân: “Trong những giờ thực hành vệ sinh giường bệnh, nhiều học trò phải run vì cô rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Nhiều trường hợp, bệnh nhân tiểu tiện, đại tiện luôn trong quần; người nhà chưa kịp đến, cô chủ động lấy áo quần dơ đi giặt để người bệnh kịp có đồ thay”. Bà Hai còn là người thường xuyên tắm rửa cho những người ăn xin, nằm vật vờ trước cổng BV Quảng Đông – BV Nguyễn Tri Phương ngày nay vì tấm lòng đối với người bệnh và để làm gương cho học trò.
Bà tận dụng mọi cơ hội để mình và học trò được học hỏi những tiến bộ từ y học phương Tây, như mỗi khi thấy có tàu nước ngoài đến, bà lại cũng với học trò của mình và ban nhạc của nhà thờ lên đó để đàn hát cho các bệnh nhân trên tàu nghe rồi học hỏi, giao lưu nâng cao tay nghề.
Đến nay khi đã ở tuổi 100, không nhà cửa, không gia đình, con cái, bà ở nhờ trên đất nhà thờ, nhưng vẫn minh mẫn, khỏe mạnh và vẫn tiếp tục đi dạy đạo đức nghề điều dưỡng ở các bệnh viện cho những thế hệ trẻ kế nghiệp mình.
Năm 1951, ban giám đốc BV chuẩn bị thành lập trường điều dưỡng nữ mang tên Trường Y tá quốc gia Nam Việt và bà hai được cử sang Canada để học chuyên ngành điều dưỡng ngoại – nội khoa để về giảng dạy tại đây. Lúc đấy bà hai có 37 kg nên sang nước bạn, mọi người luôn nghi ngờ bà có vấn đề sức khỏe nên bà quyết tâm học cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bản xứ nên sau một năm, bà tăng thêm 10kg. Khi về nước, bà truyền lại cho học trò cách chế biến món ăn với đủ các nhóm chất, cách tiết chế dinh dưỡng cho người bệnh… mà thời đó vẫn còn rất xa lạ.
Điều quý nhất bà học được từ Canada là cách hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, nhiễm chéo trong BV. “Thời đó, điều dưỡng Việt Nam không mang bao tay khi thay băng hay chăm sóc vết thương. Vấn đề vô khuẩn trong BV như bỏ ngỏ. Kềm, kéo, bông gòn… để chung trong một hộp, khi lấy ra mất thời gian và tạo nguy cơ cho vi khuẩn xâm nhập”. Chính bà Hai là người khơi dậy việc gói từng gói dụng cụ riêng lẻ để băng bó vết thương, hạn chế việc người bệnh bị nhiễm trùng.
Kể về cô giáo của mình, người học trò thuộc thế hệ đầu tiên của bà Hai là bà Trịnh Thị Loan kể, ngày đó thế hệ học trò các bà sợ nhất cô Hai ở môn chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân: “Trong những giờ thực hành vệ sinh giường bệnh, nhiều học trò phải run vì cô rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Nhiều trường hợp, bệnh nhân tiểu tiện, đại tiện luôn trong quần; người nhà chưa kịp đến, cô chủ động lấy áo quần dơ đi giặt để người bệnh kịp có đồ thay”. Bà Hai còn là người thường xuyên tắm rửa cho những người ăn xin, nằm vật vờ trước cổng BV Quảng Đông – BV Nguyễn Tri Phương ngày nay vì tấm lòng đối với người bệnh và để làm gương cho học trò.
Bà tận dụng mọi cơ hội để mình và học trò được học hỏi những tiến bộ từ y học phương Tây, như mỗi khi thấy có tàu nước ngoài đến, bà lại cũng với học trò của mình và ban nhạc của nhà thờ lên đó để đàn hát cho các bệnh nhân trên tàu nghe rồi học hỏi, giao lưu nâng cao tay nghề.
Đến nay khi đã ở tuổi 100, không nhà cửa, không gia đình, con cái, bà ở nhờ trên đất nhà thờ, nhưng vẫn minh mẫn, khỏe mạnh và vẫn tiếp tục đi dạy đạo đức nghề điều dưỡng ở các bệnh viện cho những thế hệ trẻ kế nghiệp mình.
Post a Comment