Tết đến, Xuân về không thể thiếu chén rượu mừng năm mới. Tuy nhiên, chứng kiến người thân của mình “quá chén” tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Nhất là từ khi học trung cấp y dược, ý thức rõ hơn về tác hại của rượu tới gan – cơ quan thải độc lớn nhất trong cơ thể chúng ta.
Các nghiên cứu đã chứng minh 90% lượng rượu bia uống vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan, thế nhưng trong một thời gian ngắn, gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu nhỏ nhất định. Khi bạn uống nhiều rượu, gan sẽ không kịp chuyển hóa hết. Lúc này chất ethanol có trong rượu bia sẽ biến đổi thành Acetaldehyde rất độc. Trước tiên Acetaldehyde sẽ khiến cơ thể bạn trở lên mệt mỏi, đau đầu, nôn nao, đầy bụng, khó tiêu…Về lâu dài, nó có thể gây tổn thương tế bào gan và gây ra hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và nghiêm trọng nhất là ung thư gan.
Bên cạnh bia rượu, trong những ngày Tết, việc ăn uống không điều độ, thất thường, ăn nhiều chất béo, chất đạm, đồ ngọt cộng với nhịp sinh hoạt bị đảo lộn cũng khiến lá gan bị quá tải. Chính vì thế việc bảo vệ lá gan trong những ngày Tết là hết sức quan trọng. Biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất là hạn chế bia rượu và ăn uống lành mạnh. Nếu như ngày Tết không thể tránh khỏi việc phải uống rượu bia thì cần phải áp dụng các biện pháp thải độc dưới đây:
Chỉ uống rượu bia sau khi đã ăn nhẹ. Nên uống với một lượng nhỏ, uống từ từ. Không uống các loại rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Biết dừng đúng lúc khi cơ thể còn tình táo. Với bia không được uống quá 2 lít một ngày và không được uống chung với rượu.
Sau khi uống nhiều nên ăn chè đậu xanh, uống nhiều nước lọc, nước chanh...để nhanh chóng giải rượu.
Tuy nhiên đây chỉ là những biến pháp để giảm bớt một phần tác hại ban đầu của rượu bia như mệt mỏi buồn nôn chứ không có khả năng ngăn các độc tố từ rượu tấn công cơ thể. Biện pháp hiệu quả và lâu dài vẫn là phải không hoặc là hạn chế sử dụng rượu bia, ăn uống điều độ, ăn ít thịt, ăn nhiều rau, củ quả, uống nhiều nước mỗi ngày.
Post a Comment