Mãn kinh là một giai đoạn không thể tránh khỏi ở phụ nữ khi đến độ tuổi 50. Người được coi là mãn kinh nếu dừng không có kinh nguyệt trong vòng 1 năm. Có khoảng 1/4 số phụ nữ trong giai đoạn này, gặp một số cảm giác khó chịu và người ta gọi đó là rối loạn tiền mãn kinh.
Hiện nay, rối loạn tiền mãn kinh được Hội Tâm thần học Mỹ xếp vào một trong những chứng rối loạn tâm thần, chúng được coi là một dạng đặc biệt của trầm cảm. Các triệu chứng hay gặp: khí sắc giảm, nghĩa là nét mặt của bệnh nhân ít bộc lộ cảm xúc, làm cho nét mặt trở lên đơn điệu, các nếp nhăn như giãn ra và mờ đi; mất hứng thú và sở thích. Bệnh nhân giảm rõ rệt các ham muốn và sở thích cũ. Họ có thể không còn thích gì cả; mệt mỏi, nhất là về buổi sáng; khó vào giấc ngủ, khó giữ giấc ngủ, hay dậy sớm, giấc ngủ không sâu, hay có ác mộng; buồn rầu, chán nản, bi quan mà không có bất cứ nguyên nhân gì; hay cáu gắt vô cớ; chú ý kém, trí nhớ kém; ăn uống thất thường, hay mất cảm giác ngon miệng; đặc biệt, họ hay có các cơn đau đầu, chóng mặt, cơn bốc hỏa ở vùng cổ, mặt khiến họ rất khó chịu.
Rối loạn tiền mãn kinh và thuốc điều trị
Do xếp rối loạn tiền mãn kinh là một dạng đặc biệt của trầm cảm, nên Hội Tâm thần học Mỹ không khuyến cáo sử dụng liệu pháp bổ sung hormon cho các bệnh nhân bị rối loạn tiền kinh nguyệt.
Gabapentin: Đây là thuốc giảm đau thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh động kinh. Thuốc có tác dụng rất nhanh trên các cơn bốc hỏa, tình trạng cáu gắt vô cớ của bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc tác dụng kém trên triệu chứng mất ngủ, chán nản, chú ý và trí nhớ kém. Thuốc thường được uống buổi sáng và buổi tối.
Sertralin: Đây là thuốc chống trầm cảm ức chế hấp thu có chọn lọc serotonin. Thuốc này rất ít tác dụng phụ (chủ yếu là khô mồm, đắng miệng, đầy bụng trong thời gian đầu dùng thuốc). Thuốc làm giảm rất nhanh các triệu chứng mất ngủ, đau đầu, bốc hỏa, chóng mặt, chán nản, bi quan... Thuốc không độc với gan, thận, cơ quan tạo máu... Chỉ cần uống thuốc một lần duy nhất vào buổi tối.
Paroxetin: Cũng giống như sertraline, thuốc paroxetin cũng là thuốc chống trầm cảm thế hệ mới, có tác dụng rất tốt trên rối loạn trầm cảm nói chung và rối loạn tiền mạn kinh nói riêng. Thuốc làm giảm nhanh triệu chứng lo âu, cơn bốc hỏa, đau đầu, chóng mặt, ngủ kém... Cũng như sertralin, thuốc paroxetin không gây tăng cân cho bệnh nhân khi dùng lâu dài. Thuốc thường được uống buổi tối.
Fluoxetin: Cũng là thuốc chống trầm cảm nhóm SSRI (ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin). Tuy nhiên, thuốc có thời gian tác dụng rất dài, gây mất ngủ (nên không dùng buổi tối), gây chán ăn (rất có lợi cho người béo vì sẽ gây sút cân). Lúc đầu dùng thuốc, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, buồn nôn, khô miệng... Có thể khắc phục tác dụng phụ này bằng cách dùng kết hợp với diazepam trong tuần đầu điều trị. Thuốc được uống ngay sau bữa ăn sáng.
Lưu ý: Các triệu chứng của rối loạn tiền mãn kinh giảm rất nhanh khi dùng thuốc, nhưng bệnh nhân phải uống thuốc kéo dài (tối thiểu 3 năm) để tránh tái phát. Các thuốc vừa nêu trên đều không quá đắt, không độc hại cho các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, thận, tủy xương... khi dùng lâu dài.
PGS. TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần - Bệnh viện 103)
2 comments
Những loại thuốc tiền mãn kinh trên có tác dụng phụ gì không?
Reply#Y_học_cổ_truyền
Reply#TS_Trần_Công_Chín
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_Sài_Gòn
#Trường_Cao_Đẳng_Dược_TP_Hồ_Chí_Minh
#Trường_Cao_Đẳng_Y_Dược_Sài_Gòn
Website: https://duocsaigon.com.vn
Địa chỉ: Số 215 Nơ Trang Long, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email: truongcaodangduocsaigon@gmail.com
Điện thoại: 0968816981
Y học cổ truyền
Y học cổ truyền Sài Gòn
Y sĩ Y học cổ truyền
Trung cấp Y học cổ truyền
Y học cổ truyền: Thảo dược là gì?
Thảo dược trong Y học cổ truyền
Khái quát về Y học cổ truyền
Post a Comment