sửa chữa máy nén khí, Phụ tùng máy nén khí, Bảo dưỡng máy nén khí tại khu vực miền bắc, Sửa chữa máy nén khí tại khu vực miền Bắc màng phản quang Bài thuốc trị hiếm muộn từ Đông y | Trung cấp dược

Bài thuốc trị hiếm muộn từ Đông y

Làm mẹ là ước muốn của nhiều người phụ nnhưng vì nhiều lý do mà thiên chức làm mẹ đến với một số người hơi muộn so với những người khác, đôi khi lại có những khó khăn nhất định khiến cho một số chị em vì quá nóng lòng, ai nói gì cũng tin và làm cho bằng được. Nắm bắt được những tâm lý này, một số "lang băm" vừa qua đã tạo ra những vụ mang thai “ảo”: có bầu mà không có thai nhi. Do vậy chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc áp dụng Y học cổ truyền trong những vấn đề về sinh sản.


bai thuoc tri hiem muon tu dong y

Việc hiếm muộn đến từ rất nhiều nguyên do khác nhau. Có thể là do người chồng của họ mắc một số chứng về sinh lý yếu như hoạt tinh, di tinh, liệt dương, lãnh tinh (lượng tinh trùng yếu và thiếu về số lượng), hoạt động của tinh trùng kém, tỷ lệ tinh trùng di động ít... Hoặc do người vợ kinh nguyệt không đều, có khi bế kinh 2 - 3 tháng (không có hành kinh), có người tới 6 tháng hoặc 1 năm, thậm chí đến 2 năm... Cũng có khi kinh nguyệt lại quá nhiều, tháng một lần song lượng quá nhiều, hoặc 1 tháng có hai, ba lần. Thậm chí rong kinh hàng tuần... Có lúc đau bụng kinh dữ dội...

Thuốc cổ truyền có ý nghĩa điều hòa và bổ trợ chức năng sinh sản như thế nào?

Với nam giới

Trước hết, nếu nguyên nhân đến từ phía người chồng, có thể tìm đến các vị thuốc mang tính chất "Bổ thận dương": Dâm dương hoắc, nhục thung dung, tắc kè, hải mã, hải sâm, lộc nhung, nhân sâm, hà thủ ô đỏ, ba kích, đỗ trọng, bạch cương tằm, ngài tằm đực... kết hợp cùng với nhiều loại thuốc khác. Tùy theo triệu chứng của từng trường hợp mà vận dụng các vị thuốc cho thích hợp. Có thể dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu. Nên tham khảo từ các thầy thuốc Đông y trước khi dùng thuốc.

Với nữ giới

Nếu rơi vào trường hợp bế kinh hoặc vô kinh ở mức độ vừa phải có thể sử dụng các loại thuốc hoạt huyết như: Ích mẫu, ngưu tất, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung... Nếu thời gian bế kinh kéo dài, nên dùng các vị thuốc phá huyết (tác dụng hoạt huyết mạnh hơn): nga truật, tô mộc, khương hoàng... Chú ý khi dùng các vị thuốc hành huyết nói trên thường dùng kèm các vị thuốc hành khí: hương phụ, trần bì, hậu phác... vì YHCT quan niệm: khí có hành thì huyết mới hành còn khí bị tắc thì huyết bị trệ. Nếu huyết bị trệ, tức huyết lưu thông kém thì sẽ gây đau đớn: "Bất thông tắc thống". Sau đây là những bài thuốc điều kinh theo từng chứng bệnh:

bai thuoc tri hiem muon tu dong y


Khi bế kinh, đau bụng nhiều gây buồn phiền, mất ngủ, hồi hộp, lo sợ, đôi khi có cảm giác buồn nôn, nấc... có thể sử dụng cổ phương sau: ngũ linh chi, xuyên khung, đương quy, đào nhân mỗi vị 15g; hồng hoa, cam thảo mỗi vị 12g; mẫu đơn bì, xích thược, ô dược, hương phụ, chỉ xác mỗi thứ 10g; huyền hồ 6g. Uống dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần. Thấy kinh nguyệt trở lại thì thôi dùng thuốc.

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều, có kinh đau bụng, có thể sử dụng phương sau: hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ, mỗi vị 10-12g (khô). Sắc uống, ngày 1 thang, có thể thêm đường để điều vị. Uống sau khi hết kinh độ 5-7 ngày. Uống liền 2-3 tuần lễ.

Trường hợp kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, có thể dùng lá ngải cứu, lá cỏ nhọ nồi sao đen. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3-5 thang, hoặc dùng hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ, tất cả sao đen. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Trong trường hợp lượng kinh nguyệt ít, máu thâm, cần dùng các vị thuốc bổ huyết: bạch thược, đương quy, thục địa... kèm theo các vị thuốc hoạt huyết như xuyên khung, hồng hoa... Ví dụ dùng cổ phương: bạch thược, xuyên khung, đương quy, thục địa, hồng hoa, mỗi vị 12g, ngày 1 thang sắc uống. Uống liền 3-4 tuần lễ.

Bên cạnh đó, đối với các chị em có buồng trứng phát triển không tốt, nội tiết tố kém... gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt và suy yếu các hoạt động sinh lý: thờ ơ, lãnh cảm... cũng cần tìm đến một số các vị thuốc "Bổ thận dương": ba kích, hà thủ ô đỏ, tắc kè, cá ngựa... Tuy nhiên vẫn cần có tư vấn của các thầy thuốc Đông y trước khi dùng thuốc để đạt hiệu quả cao.

Ai cũng biết, ngày nay y học trong nước đã có nhiều tiến bộ trong việc khám và chữa bệnh, nên có thể tìm hiểu thông tin ở các bệnh viện và thầy thuốc uy tín. Tránh tình trạng tiền mất tật mang.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Post a Comment