Từ trước đến nay ai cũng biết gà ác rất bổ dưỡng đặc biệt là phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ em còi xương, người gầy yếu, ốm dậy, chán ăn...Theo y học cổ truyền thịt gà ác có vị ngọt, tính ấm, không độc. Các món ăn chế biến từ thịt gà ác không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh, các bạn có thể tham khảo 7 cách chế biến dưới đây.
Để chữa bệnh, người ta thường dùng thịt gà ác kết hợp với một số vị thuốc thành các bài thuốc dùng trong các trường hợp sau:
Bài 1: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho người bị suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Bài 2: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm với 10g kỷ tử, vài lát gừng tươi cho thật nhừ, cho thêm gia vị ăn nóng. Dùng cho những người hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Bài 3: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng; hoàng kỳ100g rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ huyết, điều kinh, nên ăn trước kỳ kinh 3 ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Bài 4: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng. Thích hợp với người bị thiếu máu.
Bài 5: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g cho thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ tinh khí, cường gân cốt; dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
Bài 6: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, tam thất 5g, thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị, hầm cách thủy đến khi chin, ăn nóng. Công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những bênh nhân bị gãy xương, đau xương khớp.
Bài 7: Gà ác 1 con, gạo tẻ 100g, bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị rồi hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
Bài 1: Gà ác 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g, hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói. Dùng cho người bị suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu.
Bài 2: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm với 10g kỷ tử, vài lát gừng tươi cho thật nhừ, cho thêm gia vị ăn nóng. Dùng cho những người hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Bài 3: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, chặt miếng; hoàng kỳ100g rửa sạch, cắt đoạn. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ huyết, điều kinh, nên ăn trước kỳ kinh 3 ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.
Bài 4: Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng. Thích hợp với người bị thiếu máu.
Bài 5: Thịt gà ác 200g rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g cho thật nhừ, thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng bổ tinh khí, cường gân cốt; dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
Bài 6: Gà ác 1 con, làm sạch, bỏ nội tạng, tam thất 5g, thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị, hầm cách thủy đến khi chin, ăn nóng. Công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những bênh nhân bị gãy xương, đau xương khớp.
Bài 7: Gà ác 1 con, gạo tẻ 100g, bách hợp 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm gạo, nước, gia vị rồi hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ.
Post a Comment