sửa chữa máy nén khí, Phụ tùng máy nén khí, Bảo dưỡng máy nén khí tại khu vực miền bắc, Sửa chữa máy nén khí tại khu vực miền Bắc màng phản quang October 2015 | Trung cấp dược

Thuốc chữa bệnh từ cây cơm nguội

Cây quả cơm nguội có tên khoa học là (Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. f. hoặc Bischofia javanica Blume. Họ Euphorbiaceae còn gọi cây nhội, thu phong, trọng dương mộc... 

Cây có lá kép, mọc so le, có cuống chung thẳng, dài 8 - 12 cm, đầu cuống có 3 lá chét, lá chét hai bên nhỏ hơn lá chét giữa. Lá chét hình trứng hay hình mác, mép lá có răng cưa nông, dài 8 - 10cm. Đầu và đáy lá chét nhọn. Cụm hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá. Hoa đơn tính khác gốc, nhỏ màu lục nhạt. Hoa đực có 5 lá đài, 5 nhị. Hoa cái có 5 lá đài và bầu thượng 3 ô. Cây ra hoa vào khoảng cuối xuân đến đầu mùa hạ. Quả thịt hình cầu, khi chín có màu nâu hay màu hồng nhạt, vị chát; quả tạo thành một chùm thõng xuống. Cây mọc hoang trong rừng. Cây có tán lá xanh quanh năm và dễ trồng nên được đưa về thành phố làm cây lấy bóng mát.

Tính chất của cây theo Y học cổ truyền

 
thuoc chua benh tu cay com nguoi


Trong 100g lá non có 76,9 g nước, 4,1 g protid, 13 g glucid, 3,9 g chất xơ, 2,6mg caroten, 30mg vitamin C. Các triterpenoid và các dẫn chất; các steroid. Trong vỏ thân chứa tanin, hạt chứa dầu thô. Cây nhội ở Việt Nam còn thấy tanin galic và vitamin C.

Tính vị và công dụng: Vị hơi cay, chát, tính mát; có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Người ta dùng ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá.

Trước đây, hầu như cây không được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên hiện nay, người ta chú ý nhiều đến cây này. Tại Trung Quốc, người ta đã sử dùng vỏ thân, rễ cây trị phong thấp, đau xương; nghiên cứu lá cây chữa bệnh ung thư đường tiêu hoá, ung thư dạ dày, chữa viêm gan truyền nhiễm, viêm phổi, viêm hầu họng, trẻ em cam tích. Dùng ngoài trị mụn nhọt và lở ngứa... Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch ép lá làm thuốc trị loét. Năm 1963, Bộ môn ký sinh trùng, Đại học Y dược Hà Nội phát hiện thấy lá quả cơm nguội có tác dụng rất mạnh với trùng roi (Trichomonas). Áp dụng điều trị cho phụ nữ mắc khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis), chữa ỉa chảy do trùng roi (Trichomonas), kết quả có nhiều tiến triển tích cực và độc tính rất thấp. Vì vậy, cây này có giá trị trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ, đặc biệt với phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, nơi cây thuốc mọc nhiều. Ngoài ưu điểm diệt ký trùng nhanh, không gây cương tụ, không làm rát âm đạo và tỷ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%), cao lá có ưu điểm hơn Carbazol là sau khi khỏi nhiễm trùng roi, bệnh nhân không bị nhiễm nấm âm đạo (mycose vaginale).

Bài thuốc từ cây quả cơm nguội

Sử dụng cây quả cơm nguội theo các đơn thuốc sau:

Chữa tiêu chảy: 20g - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc lấy nước uống trong ngày

Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 - 80g sắc lấy nước để uống hoặc sắc lấy nước cô đặc, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1 - 2 viên Klion (Metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.

Điều trị dị ứng do thuốc mỡ, người có tiếp xúc với hoá chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): Lá quả cơm nguội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước để tắm, tắm khi còn nước còn ấm, dùng lá chà sát khắp người.

Lá nhội phối hợp với lá cây dâu da lượng bằng nhau 50g, giã nhỏ, trộn với ít dấm, bôi chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt

Ở Trung Quốc, người ta dùng lá nhội tươi 60g, hợp hoan bì 15g, rau má 30g, đường phèn 15g, sắc nước uống chữa viêm gan siêu vi.

Hoa cúc chữa bách bệnh

Hoa cúc không đơn giản là một loại hoa tinh khiết với mùi hương quyến rũ mà nó còn là một loại thảo dược quý, chữa được nhiều bệnh. Cam cúc hoa, bạch cúc hoa, cúc hoa trắng, cúc điểm vàng, hoàng cúc. Hoa cúc vàng và hoa cúc trắng được nhân dân ta sử dụng làm thuốc nhiều.


hoa cuc chua bach benh


Hoa cúc có thành phần chứa carotenoid, tinh dầu, sesquiterpen, flavvonoid, các acid amin và một số thành phần khác. Hạt chứa dầu béo. Vị ngọt đắng, tính hơi hàn; vào các kinh phế, can và thận, hoa cúc có chức năng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh nhiệt giải độc. Dùng trong các tình huống cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, tổn thương động mạch, đốt sống thân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai, viêm kết mạc mắt (sung huyết mắt đỏ) mụn nhọt lở ngứa.

Hằng ngày dùng 6-15g bằng cách nấu, pha hãm, ngâm ướp.

Các cách sử dụng cúc hoa trị bệnh:

Tán nhiệt, giải biểu:

Bài 1: Tang cúc câu liên gia giảm: cúc hoa 12g, tang diệp 8g, câu đằng 8g, liên kiều 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, xa tiền thảo 12g. Sắc uống. Chữa các chứng phong ôn mới phát, hơi lạnh phát sốt, đầu đau, mắt mờ hoặc mắt đỏ đau.

Bài 2: cúc hoa 5g, cúc tần 20g, địa liền 5g, lá tre 20g, bạc hà 20g, kinh giới 20g, tía tô 20g, cát căn 20g. Nghiền chung thành bột mịn hay làm viên. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 4-6g. Trị cảm sốt.

Mát gan, sáng mắt: Chữa chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau, đầu váng mắt mờ. Có thể dùng chung với thuốc tư âm để trị can thận suy nhược, đầu váng mắt mờ, nhìn không rõ.

Bài 1: Bột cúc hoa: cúc hoa 12g, bạch tật lê 12g, khương hoạt 2g, mộc tặc thảo 12g, thuyền thoái 3g. Sắc uống.

Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng hoàn: thục địa 20g, sơn dược 16g, phục linh 12g, trạch tả 12g, đơn bì 12g, sơn thù du 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g. Làm thành hoàn. Ngày 2-3 lần, mỗi lần 20-30g.

Giải độc, trị nhọt:

Bài 1: bạch cúc hoa 250g, cam thảo 20g. Sắc uống. Chữa chứng mụn nhọt, đầu đinh, sưng nóng đỏ đau.

Bài 2: cúc hoa 12g, sinh địa 20g, thạch cao 20g, thảo quyết minh 20g, câu đằng 16g. Nếu mắt đỏ thêm long đởm thảo 8g; nếu khò khè do ứ đọng dịch thêm trúc lịch 30g; lưỡi đỏ, miệng khô thêm mạch môn 12g, thiên hoa phấn 8g. Sắc uống. Chữa co giật hôn mê do sốt cao thời kỳ toàn phát hội chứng nhiễm độc não, viêm não, viêm màng não.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn kiêng dùng.

Trở thành dược sĩ chuyên nghiệp thật dễ dàng

Một trong những cái “đích” mà nhiều bạn muốn hướng tới nhất khi quyết định học trung cấp dược đó là trở thành một dược sỹ, đứng sau quầy bán thuốc. Nếu có đủ điều kiện bạn có thể tự mở một hiệu thuốc cho riêng mình hoặc trở thành nhân viên trong các nhà thuốc. Thấu hiểu được nguyện vọng này của học viên, trường Trung cấp Y tế Hà Nội không chỉ đào tạo các dược sỹ đạt chuẩn đầu ra của Bộ Y tế mà còn hướng tới việc đào tạo để học viên có thể trở thành những dược sĩ chuyên nghiệp, làm hài lòng khách hàng và đáp ứng tốt những đòi hỏi từ phía nhà tuyển dụng.


hien thuc hoa uoc mo tro thanh duoc si chuyen nghiep
Nhiệm vụ của một dược sỹbán thuốc đúng bệnh, đúng theo toa bác sỹ đã kê, trường hợp phát hiện đơn thuốc có dấu hiệu không bình thường , dược sỹ phải trao đổi lại với bệnh nhân cũng như bác sỹ. Đặc biệt người dược sỹ phải tư vấn cho bệnh nhân cách thức sử dụng thuốc an toàn hiệu quả. Họ cần phải trả lời cho bệnh nhân các câu hỏi liên quan đến thuốc và cách thức sử dụng chúng, như loại thuốc này tên là gì, tác dụng của nó là gì, có tác dụng chữa bệnh hay chỉ có tác dụng giảm đau.

Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc chính là công việc quan trọng nhất của người dược sỹ bán thuốc, thời điểm sử dụng thuốc, liều lượng như thế nào, ngày mấy lần, có thể nghiền hoặc bẻ thuốc ra để uống không, thuốc cần uống trước hay sau bữa ăn , có nên kiêng loại thức ăn, nước uống nào không, loại thuốc nào không được phép uống kèm. Xử lý như thế nào trong tình huống bệnh nhân quên uống thuốc hoặc uống rồi nhưng sau đó do tác dụng phụ của thuốc dẫn đến nôn trớ thì có nên uống tiếp hay không.

Dược sỹ cũng cần phải báo trước cho bệnh nhân về tác dụng phụ của thuốc nếu có. Đặc biệt nên khuyến cáo bệnh nhân về những hoạt động không được phép tham gia khi dùng thuốc. Thực tế chúng ta thấy có nhiều tình huống thuốc gây buồn ngủ, khiến tài xế không kiểm soát được tay lái gây lên những tại nạn đặc biệt nghiêm trọng. Một dược sỹ bán thuốc chuyên nghiệp không được quên những cảnh báo này tới người mua thuốc. Những loại thuốc không bán theo đơn mà không dùng được cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, dược sỹ cũng nên tư vấn cho người mua thuốc.

Trong đời sống thường ngày, thuốc đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Ít nhiều chúng ta đều phải sử dụng đến thuốc, từ các loại thuốc bổ, vitamin đến thuốc cảm cúm, thuốc đặc trị. Có thể thấy thuốc và dược sỹ bán thuốc có một vị trí không hề nhỏ trong đời sống. Điều này mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến nhiều thách thức cho những người học trung cap y duoc. Để trở thành một dược sỹ bán thuốc chuyên nghiệp, ngoài việc chọn lựa những trường đào tạo uy tín, chất lượng, bản thân người học cũng cần phải có sự cố gắng và có tâm huyết với nghề

Lưu ý khi dùng kết hợp đông tây y

Để điều trị bệnh một cách hiệu quả, có khi phải kết hợp cả hai phương pháp là tân dược và đông dược, nhưng có nên uống cả hai loại thuốc trên cùng một lúc không ? Và nếu uống thì nên uống như nào ? 

Luu y khi dung ket hop dong tay y



Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì có những loại thuốc tây và thuốc nam không thể cùng uống một lúc. Đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị... vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc; các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của tây y như atropin, cafein, theophylin, stricnin, corticoid... không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, mã tiền tử, hoàng liên... vì sẽ gây gia tăng độc tính, dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì sẽ gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.

Không được uống cùng những loại thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis  với các loại dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không được phép uống cùng những dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai... vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu.

Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng những vị thuốc chứa nhiều canxi, magie và nhôm như thạch cao, mẫu lệ... vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hâp thu và tiêu hoá thức ăn.

Tác dụng chữa bệnh của rau dền

Nước ta có một nguồn thảo dược vô cùng phong phú. Trong đó có loại cây có thể vừa làm thuốc vừa làm rau ăn. Đôi khi, cùng là một thảo dược nhưng lại có nhiều cách gọi tên khác nhau. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng cần phải có sự phân biệt giữa những loại thảo dược đó; nhất là khi chúng lại mang những tên giống nhau, hoặc gần giống nhau. Bài viết này xin giới thiệu một số thảo dược mang tên dền. 



Dền cơm: Dền cơm cũng chứa nhiều chất bổ, như glucid, protid; vitamin C, B1, B2, vitamin PP, caroten. Ngoài ra còn có các hợp chất ethylcholesterol, dehydrocholesterol...

Lá và cành non dền cơm có tác dụng tiêu viêm, giải độc; trị mụn nhọt và lỵ bằng cách nấu canh ăn.

Hạt dền cơm có vị ngọt, tính hàn, tác dụng mát gan, thanh nhiệt, ích khí, sáng mắt. Dùng 20g sắc uống, trị tiểu tiện bí dắt, tiểu đỏ... Ngoài ra còn trị đau mắt có màng mộng: dền cơm và thảo quyết minh (sao đen) mỗi vị 10g, hãm uống ngày 1 thang.

Dền đỏ: Thường dùng vỏ thân làm thuốc. Trong vỏ chứa tanin, alcaloid, saponin, tinh dầu. Vỏ dền đỏ có tác dụng bổ huyết, trị thiếu máu, xanh xao, tiêu hóa kém; trị sốt rét, tương tự như vỏ cây canh ki na. Dùng ngày 12-16g, sắc hoặc ngâm rượu uống.

Dền gai: Trong rễ chứa spinasterol; toàn cây chứa sitosterol, stigmasterol, các acid béo: stearic, oleic, linoleic; lá chứa rutin.

Dền gai có vị hơi ngọt, nhạt, tính hơi lạnh. Người ta thường dùng nước cốt của lá, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài, khi bị côn trùng cắn, ong đốt, hoặc bị lở ngứa, mụn nhọt. Lá dền gai sắc uống trị sốt, lỵ, viêm phổi.

Chữa lỵ ra máu: rễ dền gai 20g, lá huyết dụ 12g, đều sao vàng; lá trắc bách, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 8g; hòe hoa 4g. Lá trắc bách, cỏ nhọ nồi, hoa hòe sao đen. Các vị sắc uống, ngày 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Chữa khí hư: rễ dền gai 20g, lá bạc thau 16g. Các vị phơi khô, sao vàng, sắc uống, chia 2 lần trong ngày, trước bữa ăn 1 giờ.

Dền tía, chứa nhiều glucid, protid; nhiều vitamin C, B1, B2, vitamin PP, caroten; nhiều chất khoáng, như Ca, P...; các acid: palmitic, arachidic, oleic và các hợp chất ergosterol, stigmasterol...

Dền tía có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu tốt, tăng cường thải độc ra khỏi cơ thể. Trong nhân dân thường sử dụng lá và cành non dền tía làm rau ăn hàng ngày.

Thanh nhiệt, chống táo bón, nhất là những người tuổi cao hoặc táo bón mạn tính: rau dền tía luộc hoặc nấu canh ăn.

Phụ nữ sau sinh, cơ thể nóng, táo bón, háo khát: khoảng 50g lá dền tía, luộc, bỏ bã, lấy nước; thêm 50g gạo nếp, nấu cháo, ăn vài lần trong tuần.

Trị phát ban ở thời kỳ đầu: dền tía 8-10g; sài hồ nam, rau má, cỏ mần trầu, kinh giới, cam thảo nam mỗi thứ 8g, bạc hà 4g. Sắc uống ngày 2-3 lần trước bữa ăn.

Dền trắng: Cũng dùng làm rau ăn và cũng có tác dụng thanh nhiệt, nhất là những người bị háo khát, táo bón.

Lưu ý: tránh ăn rau dền kèm với thịt ba ba, hoặc các sản phẩm từ mai ba ba (miết giáp).

Tác dụng tốt không ngờ của đậu đen

Đậu đen là thực phẩm có sẵn có thể dùng quanh năm, bao gồm cả loại đóng hộp, phơi khô hoặc vừa thu hoạch. Đây là nguồn thực phẩm ngon miệng, rất tốt cho sức khỏe. Khi nấu cùng với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm ngũ cốc như: gạo nâu, gạo lức… sẽ tạo ra nguồn protein chất lượng cao, hoàn toàn không chứa chất béo và dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh chính của đậu đen.

Có tác dụng khử độc sulfates

Do có chứa khoáng chất vi lượng molypden - một thành phần của enzyme sulfile oxidate nên có tác dụng rất tích cực trong việc khử độc sulfates (sunfit) cho cơ thể. Đây là hóa chất có nhiều trong đồ ăn chế biến sẵn có hại cho cơ thể, làm tăng nhịp tim, gây đau đầu hoặc rối loạn chú ý. Nếu ai cơ thể nhạy với sunfit thì phải bổ sung để nó khử độc. Một bát đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypden cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
 


tac dung tot khong ngo cua dau den


Thực phẩm giàu chất xơ

Trong số các loại thực phẩm giàu chất xơ thì đậu đen được xem là “ứng cử viên” đầu bảng, rất tốt cho quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, sau khi ăn xong không hề xuất hiện tình trạng tăng đường huyết. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước trong dạ dày và hình thành ra loại gel làm giảm quá trình chuyển hóa carbohydrate có trong đậu đen. Sự có mặt của chất xơ còn làm giảm cholesterol, nó liên kết với acid mật - thành hần làm tăng cholesterol Do không được cơ thể hấp thụ nên khi đào thải ra ngoài, chất xơ mang theo cả acid mật và kết quả hàm lượng cholesterol của cơ thể giảm theo. Ngoài ra, do có chứa các chất xơ không hòa tan nên đậu đen có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc táo bón, rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh khác có liên quan.

Giàu chất chống oxy hóa

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (JAFC) của Hoa Kỳ đầu tháng 3 vừa qua cho biết, đậu đen là thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa, hợp chất này có tên là anthocyanins giống như chất có trong nho, quả mâm xôi, dâu tây… Đậu càng đen, càng thẫm màu thì lại càng giàu chất anthocyanins, chất chống oxy hóa ở đậu đen cao gấp 10 lần các loại thực phẩm khác như: cam, nho hoặc dâu.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu được thực hiện ở 16.000 đàn ông trung tuổi thuộc 7 quốc gia trong vòng 25 năm, do các nhà khoa học quốc tế thực hiện cho thấy những người ăn nhiều cá, đậu đen, rau xanh, ngũ cốc và sử dụng rượu vang điều độ là nhóm người giảm được tới 82% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, so với nhóm người ăn ít nhóm thực phẩm nói trên, đặc biệt là thực phẩm họ đậu, lý do là đậu đen có chứa nhiều chất xơ. Lợi thế của đậu đen là cung cấp chất xơ, folate và magie giúp làm giảm hormocystein, một loại acid amino hay còn gọi là sản phẩm trung gian không có lợi cho quá trình chuyển hóa và một khi hormocystein tăng thì rủi ro mắc bệnh tim, đột quỵ là rất lớn.

Tăng cường năng lượng cho cơ thể và ổn định lượng đường huyết

Ngoài lợi ích cho hệ tiêu hóa, tim mạch, chất xơ hòa tan có trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ năng lượng một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định lượng đường huyết. Tại Hoa Kỳ, người ta đã thực hiện một nghiên cứu đối chứng những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 được chia làm 2 nhóm, nhóm ăn theo tiêu chuẩn quy định đối với người ĐTĐ, khẩu phần ăn có 24g chất xơ/ngày và một nhóm khác dùng tới 50g chất xơ/ngày. Kết quả hai nhóm đều giảm lượng đường huyết và insulin nhưng ở nhóm sau lượng cholesterol toàn phần giảm được gần 7%, triglycerid giảm 10,2% và hàm lượng cholesterol xấu giảm 12,5%.

Tăng cường sắt và măng- gan cho cơ thể

Đậu đen có tác dụng rất tích cực trong việc làm tăng năng lượng và hồi phục hàm lượng sắt cho cơ thể và rất tốt cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn kinh nguyệt cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển. Măng-gan, vi lượng có trong đậu đen được xem là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể tạo năng lượng và chống lại quá trình oxy hóa do các gốc tự do gây nên. Một bát nhỏ đậu đen có thể bổ xung tới 38% nhu cầu măng-gan cho cơ thể mỗi ngày.

Nguồn bổ sung protein cho cơ thể


Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu protein, không có chứa hàm lượng calo quá cao hoặc các loại mỡ xấu như các loại thực phẩm gốc động vật và như trên đã đề cập, nó rất có lợi cho nhóm người ăn kiêng. Một bát nhỏ đậu đen cung cấp khoảng 15,2g protein (tương đương 30,5% nhu cầu protein và 74,8% nhu cầu chất xơ cho cơ thể mỗi ngày), với tổng lượng calo chỉ có 227g đặc biệt hoàn toàn không có chứa mỡ.

Thu nhập cao cho người học trung cấp dược

Theo khảo sát thì ở Việt Nam hiện nay có khoảng 400 công ty sản xuất và phân phối dược phẩm. Để thuốc đến được với người dân ở 63 tỉnh thành trên cả nước thì số lượng trình dược viên mỗi doanh nghiệp cần là một con số không hề nhỏ. Theo ước tính trung bình thì dù mỗi doanh nghiệp chỉ cần 15 trình dược viên thôi thì số lượng lao động trong ngành này mà thị trường đòi hỏi cũng lên tới 6.000 người. Ngược lại chỉ có 2000 trình dược viên đang làm việc thường xuyên,  còn lại rất nhiều vị trí bị bỏ trống và đây chính là cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những người đang theo học trung cap duoc có kiến thức chuyên môn và nhanh nhậy trong giao tiếp.


thu nhap cao cho nguoi hoc trung cap duoc
Nghề trình dược viên dành cho những học viên trung cap duoc

Nghề trình dược hay giới thiệu thuốc trở nên “đắt hàng” trong vòng hai đến ba năm trở lại đây, điều này cũng đồng nghĩa với việc những người có kiến thức, trình độ và năng lực liên quan đến công việc này có nhiều “đất để dựng võ”. Mục đích chính khi đào tạo dược sỹ đại học là để nghiên cứu và bào chế thuốc, số lượng lại có hạn, trong khi đó công việc trình dược lại không đòi hỏi phải quá chuyên sâu về chuyên ngành , nên có thể nói cơ hội tốt trong lĩnh vực phân phối thuốc này đang “trao” về tay cho những học viên trung cap duoc .

Những người học đại học thường có tâm lý mặc cảm, ngại ngùng khi phải đi thuyết phục , ngồi chờ hàng tiếng để được gặp đồng nghiệp, bạn đồng môn của mình trong trường đại học để giới thiệu thuốc, nên những người học đại học thường không lựa chọn theo nghề này hoặc có chăng chỉ là làm tạm thời để chờ công việc mới dù thu nhập của nghề trình dược nếu chăm chỉ và có kỹ năng thuyết phục tốt thì sẽ rất cao. Thực sự thì việc “phân bổ” cho những dược sỹ đại học làm trình dược sẽ có nhiều phần lãng phí nguồn lực đào tạo, vì trong trường học họ được đào tạo rất chuyên sâu nên sẽ thích hợp hơn với các công việc nghiên cứu, điều chế thuốc, giảng dạy, quản lý cấp cao hơn. Chính các công ty dược cũng dè dặt khi tuyển nhóm đối tượng này vào làm trình dược vì vừa phải trả lương cao, vừa lo ngại họ việc họ sớm thay đổi chỗ làm và không thực sự yêu nghề.

Lao động tốt nghiệp trung cap duoc đang được trọng dụng

Trình dược viên là đội ngũ không thể thiếu của công ty dược. Ông Nguyễn Trung Dung, Giám đốc Nhân sự Công ty Dược phẩm OPV, cho biết: “Nhu cầu về trình dược viên của các công ty liên doanh, nước ngoài là rất lớn và có thật”. Yêu cầu tuyển dụng trình dược hiện nay của các công ty dược đều hướng nhiều đến đối tượng là những người tốt nghiệp trung cấp dược, họ ngày càng được trọng dụng, được đào tạo và hưởng nhiều chế độ đãi ngộ tốt.

Không quá khi nói rằng công việc mà những người trình dược viên đang làm hàng ngày là một công việc “tiếp thị hạng sang”, bởi lĩnh vực này rất kén người, nó chỉ dành cho những người am hiểu về thuốc, đồng thời có khiếu tiếp thị, khả năng thuyết phục khách hàng. Nếu bạn yêu thích công việc này thì bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị nền tảng vững chắc cho mình bằng việc đăng ký tuyển sinh trung cấp dược . Hiện nay các trường trung cap y duoc thường tuyển sinh rất nhiều đợt trong năm nên bạn có thể đăng ký xét tuyển ngay khi mình đã suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng. Đam mê công việc là một trong những lý do không nhỏ quyết định sự thành công của bạn trong lĩnh vực này. Chị Thanh Mai, một người hiện đang làm Trình dược viên cho một công ty dược phẩm nước ngoài tại Hà Nội cho biết:” Nghề trình dược viên có thu nhập khá cao, thời gian làm việc cũng không quá gò ép, nhiều cơ hội thăng tiến, có thể trở thành trường nhóm, trường phòng hay quản lý thương mại…”.

Lạm dụng thuốc "bổ gan" và tác hại không ngờ

Methionin là loại thuốc hỗ trợ chức năng gan, nhưng nhiều người nghĩ đó là thuốc “bổ gan” và lạm dụng (tự ý mua dùng, dùng liều cao và/hoặc kéo dài, dùng quá nhiều thuốc có chứa methionin trong thành phần mà không biết. Việc dùng không đúng này sẽ gây hại... 

lam dung thuoc bo gan va tac hai khong ngo

Methionin là acid amin cần thiết có chứa lưu huỳnh, tham gia vào quá trình chuyển hóa tổng hợp các chất cần thiết khác: Giúp sản sinh các chất chống ôxy hóa chứa lưu huỳnh khác như cystein, taurin; đặc biệt giúp gan sản xuất glutathion dùng cho việc giải độc (như khi bị nhiễm độc do dùng paracetamol liều cao); Đóng góp vào quá trình chuyển hóa  mỡ, ngăn chặn sự tích tụ mỡ ở gan, được coi là chất hướng mỡ; Là yếu tố quan trọng để sản xuất carnitin, một chất dinh dưỡng tự nhiên là thành phần cấu tạo của mô cơ, cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động cơ kể cả cơ tim, hỗ trợ vận động tim và hệ tuần hoàn khi bình thường cũng như khi cần tăng cường độ; Là yếu tố cần cho việc hình thành collagen, giúp phát triển mô liên kết da, móng tay; làm  giảm  dị  ứng (như viêm mũi dị ứng)...


Ngược lại, thuốc có nhiều tác dụng phụ rất nguy hiểm.


Với những người bị suy gan, methionin làm tổn thương gan thêm trầm trọng và có thể làm bệnh não do gan tiến triển tệ hơn; Làm giảm chức năng chuyển hóa của gan, giảm chu trình acid folic gan - ruột. Khi dùng quá liều và/hoặc kéo dài có thể mắc bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu acid folic - máu cấp rất nguy hiểm. Điều này hay xảy ra khi dùng dạng uống dài ngày (đặc biệt ở người xơ gan, uống nhiều rượu) hay khi nuôi dưỡng dài ngày bằng chế độ truyền dung dịch đạm (dung dịch này có chứa methionin).

Dùng liều cao và/hoặc kéo dài methionin (nhất là ở người bị tắc động mạch não hoặc ngoại vi thường có lượng homocystein máu cao) sẽ làm tăng homocystein máu, tăng homocystein niệu, dẫn đến mắc bệnh xơ vữa động mạch, tắc mạch do huyết khối, chậm phát triển tinh thần, loãng xương. Hoặc có thể làm nặng thêm các bệnh trên.

Methionin còn có thể gây buồn nôn, ngủ gà, nhiễm toan, tăng nitơ máu (hay xảy ra ở người suy chức năng gan, thận).

Các trường hợp sau thường lạm dụng
methionin: Nghĩ rằng virut gây viêm gan nguy hiểm khó tránh hoặc cảm thấy mỏi mệt, tự nghĩ mình yếu gan rồi tìm mua thuốc “bổ gan” methionin dùng (dùng không đúng chỉ định). Có viêm gan do rượu hay do thuốc, thầy thuốc cho methionin hỗ trợ chức năng gan, dùng thấy có hiệu quả, sau đó người bệnh mặc định methionin là thuốc “bổ gan” nên tự ý kéo dài thời gian sử dụng. Dung dịch đạm tiêm truyền chứa nhiều acid amin trong đó có methionin, dùng để nuôi người bệnh khi không ăn được với liều lượng thích hợp. Và có người cũng cho đó là “thuốc bổ” tự ý truyền quá liều methionin sẽ không tốt (như các tác dụng không mong muốn nêu trên). Nếu truyền cho người mà chức năng gan bị suy yếu một lượng lớn như vậy, gan không thể hấp thụ được sẽ dẫn đến sốc phản vệ.

Quan niệm sai lầm nghĩ methionin là thuốc “bổ gan” dẫn đến những cách dùng không đúng, gây nguy hiểm cho người bệnh, cần phải coi methionin là thuốc chữa bệnh. Trong bệnh viêm gan phải dùng đúng chỉ định, thời điểm và liều lượng mới có hiệu quả và tránh được tai biến do thuốc...

Tương lai rộng mở của ngành dược

Khi nói tới trung cấp dược, chắc hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp người học sẽ trở thành nhân viên bán thuốc tại các quầy thuốc. Thực ra, phạm vi hoạt động của người học trung cap duoc rộng lớn hơn nhiều. Tùy thuộc vào đam mê, năng lực … bạn có thể tham gia vào các lĩnh vực khác nhau trong ngành dược.

tuong lai trong mo cua nganh duoc


Người học trung cap duoc có thể tham gia vào mọi lĩnh vực trong ngành dược

Với vị trí là trợ lý cho dược sỹ đại học, người học trung cap duoc có thể tham gia vào quá trình nghiên cứu và bào chế thuốc. Nếu bạn say mê hoá học và sinh học, luôn muốn làm nên những điều kỳ diệu và có ích để chăm sóc tốt hơn sức khoẻ cộng đồng, bạn có thể tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm. Muốn đến được với mọi người, thuốc cần phải được sản xuất và phân phối. Bạn có thể tham gia vào “mắt xích” quan trọng này với việc trở thành cán bộ, công nhân viên trong các công ty dược phẩm trong và ngoài nước.

Phân phối, lưu thông thuốc cũng là “khâu” thiết yếu để đưa thuốc đến với tất cả mọi người trong xã hội. Ngoài việc trở thành nhân viên trong các nhà thuốc hay tự mở quầy thuốc tại các tuyến cơ sở, bạn có thể trở thành một trình dược viên, một công việc có ý nghĩa và mức thu nhập không giới hạn. Nhưng hãy nhớ rằng, trong nghề thuốc, y đức luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Nếu có hứng thú bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh trung cap duoc của trường Trung cấp y tế Hà Nội.

Người học trung cap duoc có thể liên thông lên đại học

Tốt nghiệp trung cấp dược rồi bạn có thể tham gia thi tuyển để liên thông lên bậc đại học. Lúc này với những kiến thức chuyên môn, chuyên ngành vững vàng đã được đào tạo, việc thi tuyển đầu vào đại học y dược của bạn cũng không còn quá nặng kiến thức các môn Toán, Hóa, Sinh như trong các kỳ thi đại học hàng năm, thời gian đào tạo cũng ngắn hơn khá nhiều. Trở thành dược sỹ đại học, bạn có cơ hội tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của ngành dược như tham gia quản lý nhà nước về dược, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, giảng dạy trong các trường đại học, trung cấp y dược hoặc làm cho các tổ chức quốc tế về dược phẩm. Có thể nói trung cấp dược mở ra rất nhiều những cơ hội nghề nghiệp và tương lai xán lạn cho người học